Những triệu chứng của bệnh sỏi niệu quản và cách điều trị

Phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể là đẩy sỏi lên thận rồi dùng máy tán tán sỏi siêu âm để giải quyết sỏi.
Sỏi niệu quản làm ứ đọng nước tiểu tại thận, khiến chức năng thận bị suy giảm. Tuy nguy hiểm nhưng do sỏi phát triển âm thầm nên chỉ khi xuất hiện cơn đau dữ dội bệnh nhân làm xét nghiệm lâm sàng mới phát hiện. Vì mức độ nguy hiểm của sỏi niệu quản người bệnh cần phát hiện sớm và điều trị kịp thời để nhanh chóng đưa sỏi ra ngoài và tái thiết lập lại đường dẫn của nước tiểu.


1. Triệu chứng của sỏi niệu quản

Sỏi di chuyển từ thận xuống niệu quản được gọi là sỏi niệu quản. Niệu quản là con đường duy nhất vận chuyển nước thải từ thận xuống bàng quang, niệu quản bị tắc đồng nghĩa với việc thận bị ứ nước, ứ mủ không thể đào thải được, lâu dần sẽ khiến thận bị hoại tử. Triệu chứng sỏi niệu quản bao gồm:

– Đau quặn ở thận: khởi phát từ một bên hố thắt lưng, sau đó lan dần ra phía trước rồi xuống dưới, cường độ đau mạnh và dồn dập. Đau quặn thường xuất hiện khi làm việc gắng sức hoặc đột ngột đến khi cơ thể đang trong trạng thái nghỉ ngơi. Có thể phân làm hai trường hợp:

• Đau ở thận do đài thận và bể thận bị tắc nghẽn: đau xuất hiện tại vị trí xương sườn số 12 ngay hố thắt lưng. Cơn đau lan dần về phía trước hướng về phía hố chậu và rốn.

• Đau tại niệu quản: xuất phát tại hố thắt lưng, lan dọc theo đường đi của niệu quản, cơn đau đôi khi còn lan xuống phần mặt trong của đùi và hố chậu tại bộ phận sinh dục.

– Ngoài ra, sỏi niệu quản còn gây ra một số hiện tượng khác như chướng bụng, buồn nôn, nôn ói. Nếu có nhiễm trùng có thể kèm theo sốt hoặc rét run.

2. Hướng điều trị sỏi niệu quản

Mục tiêu của các phương pháp điều trị sỏi niệu quản là giảm nhẹ và ngăn chặn tái phát triệu chứng. Phương pháp điều trị sẽ phụ thuộc vào độ lớn của sỏi cũng như thể trạng hiện tại của người bệnh và các biến chứng nếu có.

a. Dùng thuốc uống

Áp dụng cho sỏi niệu quản có độ lớn từ 3-4mm, thận vận còn khả năng tiết nước tiểu và không bị nhiễm khuẩn ở đường tiết niệu.

Các loại thuốc giãn cơ hoặc giảm đau sẽ được chỉ định. Kết hợp với chế độ vận động và uống đủ 2-3 lít nước/ ngày để hỗ trợ tống sỏi ra khỏi cơ thể.

Đây là phương pháp điều trị hỗ trợ để loại bỏ sỏi ra ngoài theo con đường tự nhiên, bệnh nhân có thể điều trị tại nhà, ít tốn kém về mặt chi phí và phù hợp với hoạt động sinh lý tự nhiên.

b. Điều trị can thiệp

Áp dụng với sỏi niệu quản có kích thước lớn làm gây giãn đài bể thận, phương pháp điều trị cho trường hợp này có khá nhiều từ mổ lấy sỏi đến tán sỏi ngoài cơ thể, tán sỏi nội soi bằng laser hay xung hơi…

– Mổ lấy sỏi áp dụng khi sỏi có kích thước quá lớn, gây nhiễm trùng nặng. Mổ nội soi cũng có thể được áp dụng. Mổ cắt thận trong trường hợp sỏi làm mất hoàn toàn chức năng của thận, gây đau và nhiễm khuẩn nặng.

– Phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể là đẩy sỏi lên thận rồi dùng máy tán tán sỏi siêu âm để giải quyết sỏi.

– Tám sỏi nội soi bằng laser là phương pháp tối ưu nhất, nhưng chỉ áp dụng cho sỏi niệu quản có vị trí tại 1/3 trên và 1/3 giữa niệu quản. So với các phương pháp khác, phương pháp này có những ưu điểm nổi trội như:

Tán được mọi loại sỏi có hình dạng từ xù xì, mềm, xốp đến những viên sỏi rắn, sỏi cỡ lớn.
Không gây tổn thương nhiều cho niệu quản, thận và những tổ chức xung quanh vị trí sỏi.
Thời gian nhanh, chỉ mất khoảng 30 phút cho mỗi lần thực hiện.
Sau tán sỏi bệnh nhân có thể ăn uống được ngay.Thời gian nằm viện ngắn chỉ từ 1-2 ngày.
Để ngừa sỏi niệu quản, mỗi người cần thay đổi thói quen ăn uống hằng ngày khoa học hơn bằng cách bổ sung đủ nước cho cơ thể, ăn nhiều rau xanh, không ăn quá mặn, ăn ít thịt động vật. Đồng thời, nên hạn chế những thực phẩm có chứa nhiều purine và oxalate. Sau khi điều trị sỏi, bệnh nhân cần quay lại tái khám định kỳ để theo dỏi tình hình và phát hiện kịp thời biến chứng nếu có.

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *